True

Hướng dẫn thi công gạch ốp lát chính xác nhất

Thi công gạch ốp lát là một công đoạn quan trọng để hoàn thiện không gian sống. Với các bước đơn giản và nhanh chóng dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện công việc này.

1. Xác định số lượng gạch cần sử dụng


Bước đầu tiên trong thi công gạch ốp lát là tính toán số lượng gạch cần dùng. Việc này giúp bạn tránh mua thừa, thiếu gạch, đồng thời đảm bảo gạch được sử dụng đồng bộ về màu sắc và kết cấu. Để tính toán chính xác, bạn cần đo đạc diện tích cần ốp tường và lát nền.

Tính số lượng gạch cần dùng

Cách tính m2 gạch ốp tường

Để tính số lượng m2 gạch ốp tường chính xác nên áp dụng theo công thức sau:

Tổng S tường = chiều dài x chiều cao

S cần ốp = Tổng S – S hao hụt (cửa sổ và cửa chính)

=> Số m2 gạch ốp tường chính là S cần ốp

Bên cạnh đó, có thể tính số viên gạch cần ốp chi tiết hơn bằng cách:

Số viên gạch = S cần ốp / S 1 viên gạch

S 1 viên gạch 30x60 = 0.3x0.6 = 0.18 m2

S 1 viên gạch 30x45 = 0.3x0.45 = 0.135m2

S 1 viên gạch 25x40 = 0.25x0.4 = 0.1m2



Cách tính m2 gạch lát nền

Tương tự như cách tính m2 gạch ốp tường, gạch lát nền phòng khách sang trọng cũng áp dụng theo công thức:

Tổng S lát nền = chiều dài x chiều rộng (nền nhà)

Số m2 gạch = S cần lát = Tổng S – S hao hụt

Đồng thời cũng sẽ tính được số viên gạch có thể cho từng loại kích thước: 30x30, 40x40, 60x60,… theo công thức :

Số viên gạch = S cần lát / S 1 viên gạch

S viên gạch 30x30= 0.3x0.3= 0.09m2

S viên gạch 40x40= 0.4x0.4= 0.16m2

S viên gạch 60x60= 0.6x0.6= 0.36m2

Ví dụ: Căn phòng có chiều dài 7m, chiều rộng 4m, ta có thể tính như sau:

Số m2 gạch cần lát = 7x4= 28 (m2)

Số viên gạch lát 30x30 = 28/0.09= 312 (viên)

Số viên gạch lát 40x40= 28/0.16= 175 (viên)

Số viên gạch lát 60x60= 28/0.36= 78 (viên)

2. Xác định kiểu ốp lát

Thời gian thi công gạch ốp lát sẽ phụ thuộc vào việc bạn lựa chọn kiểu ốp lát và vị trí bắt đầu ốp lát. Bạn cần xác định rõ các yếu tố sau:

Kích thước và hình dạng gạch: Gạch vuông hay chữ nhật?

Kiểu ốp lát: Lát chéo, lát thẳng, lát so le, lát xương cá,...

Vị trí bắt đầu ốp lát: Góc phòng, cửa ra vào,...

Sau khi xác định rõ các yếu tố trên, bạn cần lên kế hoạch thi công chi tiết. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức.

3. Chuẩn bị lớp lót vữa

Trước khi ốp lát, bạn cần tạo một lớp nền bằng phẳng và chắc chắn để đảm bảo gạch được gắn chặt và bền chắc. Bạn có thể làm điều này bằng cách rải lớp vữa xi măng theo từng mảng rộng khoảng nửa mét vuông.


4. Cắt gạch

Cắt gạch là một công đoạn quan trọng trong thi công ốp lát, đặc biệt là đối với những không gian không vuông vức. Sau khi đo đạc kích thước cần thiết, bạn cần cắt gạch theo khuôn hình để đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình.

5. Tiến hành ốp lát gạch

Sau khi đã rải lớp vữa xi măng, bạn cần đặt gạch lên trên. Bạn có thể trát thêm một lớp mỏng ở xương gạch để tăng cường khả năng bám dính. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, bạn nên ốp lát từ ngoài vào trong, tức là bắt đầu từ mép ngoài của tường hoặc sàn và ốp dần về phía trong. Bạn cũng cần chừa ron tối thiểu từ 2mm đến 3mm để đảm bảo tính thẩm mỹ.

6. Trít mạch

Sau khi lát gạch, bạn cần chà ron để bịt kín các khe hở giữa các viên gạch. Keo chà ron nên cùng màu với gạch để tạo sự đồng bộ. Nếu muốn tạo điểm nhấn, bạn có thể chọn keo chà ron có màu sắc tương phản. Sau khi chà ron, bạn cần lau sạch bề mặt bằng miếng bọt biển ẩm hoặc khăn khô.

Thực hiện trít mạch gạch ốp lát

7. Vệ sinh bề mặt gạch

Vệ sinh bề mặt gạch là bước cuối cùng trong thi công gạch ốp lát. Sau khi keo chà ron khô, dùng nước xả và khăn lau để loại bỏ vữa thừa, giúp bề mặt gạch sạch sẽ, phẳng mịn. Nếu có các vết bám lâu ngày, có thể dùng giấy nhám chuyên dụng để tẩy sạch.